SK&ĐS) – Những con số biết nói
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa: “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn giản là tình trạng có bệnh hay không có bệnh.” và “Sức khỏe tâm thần (SKTT) là sự cân bằng hòa hợp giữa bản thân với những người thân và môi trường xã hội.”
Hai phần cơ thể và tâm thần là một khối thống nhất hữu cơ, mật thiết, tác động lẫn nhau, thậm chí, phần không nhìn thấy – tâm thần còn quan trọng hơn cả phần nhìn thấy. Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao, đời sống con người ngày càng phức tạp. Sự phức tạp về sức khoẻ cơ thể không nhiều bằng sự phức tạp về SKTT. Càng ngày càng thêm nhiều người rối loạn tâm thần (RLTT). Không kể giàu hay nghèo, trẻ con hay người lớn, thành thị hay nông thôn.
Điều trị bệnh trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý phù hợp với người nghèo. Ảnh: Thu Hương
|
Nguyên nhân trầm cảm cũng đa dạng:
Áp lực hằng ngày về công việc, gia đình, tình cảm, hôn nhân, học tập, quan hệ xã hội, nhất là bị sốc nặng như mất người thân, mất tài sản, mất việc…
Bệnh tật kéo dài, biến đổi thể chất, nội tiết khi mang thai, mãn kinh…
Tính tình nhút nhát, sống khép kín, ngại giao tiếp, không tự tin, cách nghĩ không tích cực, thường sai lầm về phương pháp tư tưởng…
Tính đến năm 2010, Việt Nam có tới 14,7% dân số có RLTT liên quan tới 6 bệnh thường gặp: tâm thần phân liệt (TTPL), động kinh, trầm cảm, lo âu, lạm dụng rượu, chậm phát triển tâm thần. Đây là kết quả nghiên cứu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Bảo vệ SKTT Cộng đồng (CTMTQG – BVSKTTCĐ), do Viện SKTT Quốc gia phối hợp với Bệnh viện Tâm thần (BVTT) TW tiến hành. Theo phân loại quốc tế thì có tới hơn 300 RLTT và hành vi. 15% dân số có thể mắc trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời họ.
|
Toạ đàm báo chí với chăm sóc sức khỏe tâm thần
Vừa qua tại Hà Nội Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ tại VN (VVAF) và Diễn đàn các Nhà báo Môi trường VN (VFEJ) tổ chức cuộc tọa đàm về chăm sóc SKTT.
Có một sinh viên y khoa đã trả lời tôi: “Chữa bệnh cho người bình thường còn bị người nhà bệnh nhân đuổi đánh nữa là những người TT”. Câu ấy chỉ là tính toán và cám cảnh thôi, câu sau mới, đáng lo: “Có mà TT mới đi học”, PGS.TS Trần Hữu Bình thừa nhận, sinh viên rất ngại vào học khoa mình. BS Trần Văn Mau, Phó giám đốc BVTT Đà Nẵng cũng cho biết, tất cả các BS đều phục tùng tổ chức mà về đây công tác chỉ có hai người tự nguyện xin về.
Ghi chép của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn